Khu tưởng niệm Neuengamme ngày nay Trại tập trung Neuengamme

Thay đổi

Trại tập trung Neuengamme trong chiến tranh thế giới thứ II sau này được sử dụng sau chiến tranh như một trại thực tập và sau đó là nhà tù suốt một thời gian dài, vì vậy lịch sử về những hành động tàn bạo xảy ra ở Neuengamme và các tiểu khu trong quá khứ hầu như bị chính thành phố Hamburg và nước Đức lãng quên[11]. Do đó, việc thành lập một đài tưởng niệm là một quá trình dài hạn và rất vất vả do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân và Hội đồng thành phố Hamburg.

Đài tưởng niệm đầu tiên được xây dựng rất đơn giản tọa lạc phía rìa ngoài cùng bên trái (cực bắc) của khu đất lính SS từng sinh sống, trước đây họ từng sử dụng tro từ lò hỏa táng làm phân bón, đài tưởng niệm đầu tiên này cách xa nhà tù đang hoạt động lúc bấy giờ và khu nhà tù nhân cũ của trại tập trung. Sau áp lực căng thẳng từ Amicale Internationale de Neuengamme, tổ chức đại diện cho tất cả các cựu tù nhân, đài tưởng niệm sau đó được mở rộng vào năm 1965. Năm 1981, một tòa nhà triển lãm (tiếng Đức: Dokumentenhaus) được thêm vào, và triển lãm đầu tiên về lịch sử của Trại tập trung Neuengamme được khánh thành. Tất cả các công trình tưởng niệm vẫn bị cắt rời khỏi phần chính của trại tập trung cũ bao gồm doanh trại, nhà máy gạch và các khu làm việc tử thần. Năm 1984, các cuộc biểu tình đã ngăn chặn thành công việc phá dỡ nhà máy sản xuất gạch và một số tòa nhà lịch sử quan trọng từ trại tập trung (được chỉ định là di sản). Năm 1995, nơi từng là nhà máy sản xuất vũ khí của công ty Walther được sửa đổi thành một triển lãm thường niên và tòa nhà triễn lãm (Dokumentenhaus) được tu sửa thành Nhà tưởng niệm. Một bảo tàng mới được mở vào năm 2005. Sau nhiều thập kỉ của nổ lực từ những người sống sót qua trại tập trung tử thần và các nhà hoạt động xã hội, ủng hộ hòa bình để tạo áp lực lên thành phố, cuối cùng Thượng viện thành phố Hamburg đã phải di dời hai nhà tù đang tọa lạc trên địa điểm từng là trại tập trung Neuengamme vào năm 1989, mãi đến năm 2003 và 2006, 2 khu nhà tù mới chính thức được di dời thành công. Nhờ vậy, toàn bộ khu đất từng là trại tập trung Neuengamme trong chiến tranh thế giới Thứ II chính thức trở thành một khu tưởng niệm và chỉ dành cho mục đích ghi nhớ, giáo dục và lịch sử năm 2007.

Trong khi nhiều thập kỷ bị áp lực từ những người sống sót và các nhà hoạt động xoay sở để thuyết phục Thượng viện Hamburg di dời hai nhà tù đứng trên địa điểm trại tập trung cũ vào năm 1989, thì đến năm 2003 và 2006, chúng mới chính thức được chuyển ra khỏi địa điểm. Do đó, toàn bộ khu đất chỉ được đưa vào khu tưởng niệm vào năm 2007.

Vị trí khu vực tưởng niệm

Đài tưởng niệm Trại tập trung Neuengamme (tiếng Đức: KZ-Gedenkstätte Neuengamme), mở cửa vào năm 2008, tọa lạc tại Hamburg-Bergedorf tại Jean-Dolidier-Weg 75, được đặt theo tên một nhà hoạt động người Pháp không thể thiếu trong việc thành lập đài tưởng niệm. Với diện tích 57 ha, khu tưởng niệm Neuengamme là một trong những khu tưởng niệm lớn nhất ở Đức.

Khu tưởng niệm nằm về phía đông nam của trung tâm Hamburg-Bergedorf ở Hamburg-Neuengamme, nửa về hướng Zollenspieker. Dẫn đến đường cao tốc A 25, ra khỏi Hamburg Curslack hoặc Bundesstraße (tiếng Đức là "đường cao tốc liên bang") 5 qua đường Curslacker Heerweg. Có sẵn bản đồ về tình hình và cấu trúc[12].

Nơi tang lễ toàn thế giới

Dokumentenhaus (Nhà tưởng niệm) nằm ở phần phía bắc của khu đất. Tại nhà tưởng niệm, bạn có thể tra kiếm tài liệu, hồ sơ về cái chết, mô hình của trại tập trung và sơ đồ vận hành chung của trại.

Nơi để tang quốc tế được biểu tượng hóa bằng kiến trúc bằng bằng 1 cột lớn (biểu tượng của lò hỏa táng). Một lối đi bộ dẫn đến nơi để tang, phía bên phải là những tấm biển có tên của tất cả các quốc gia nơi các tù nhân đến. Tác phẩm điêu khắc của một tù nhân sắp chết của Françoise Salmon tạo ấn tượng về nỗi đau, bạn khó có thể phân biệt được bức điêu khắc này là nam hay nữ, vì tác giả muốn biểu đạt một nỗi đau tinh thần tột cùng, vượt qua nổi đau thể xác - tù nhân bị tước đoạt đi quyền làm người, giới tính và cái tôi cá nhân niêu giữ giá trị và tinh thần của họ. Điều này cũng từ từ tra tấn và giết chết họ trong trại tập trung.

Gỗ tưởng niệm trên khu vực làm vườn của trại tập trung cũ

Phía bắc của nhà tang lễ Quốc tế (tiếng Đức: Internationales Mahnmal) một con đường tròn dẫn qua khu gỗ tưởng niệm trên khu vực làm vườn của trại tập trung trước đây. Đá tưởng niệm, tác phẩm điêu khắc và tượng đài được dựng lên ở đó. Thông tin được cung cấp bằng các ngôn ngữ Đức, Pháp và Anh. Nơi đây chứng kiến và cũng là nơi tôn kính, và thương tiếc những nhân vật lịch sử - những nhóm người bị đàn áp, người bị trục xuất, các tù nhân và những người bị sát hại trong chiến tranh thế giới thứ II.

Nghĩa trang và đài tưởng niệm bên ngoài khuôn viên trại tập trung Neuengamme

Ba trong số các trại vệ tinh Neuengamme cũng được coi là đài tưởng niệm chung: Bullenhuser Damm, Poppenbüttel và Fuhlsbüttel. Đầu tiên trong số này là đài tưởng niệm 20 trẻ em bị sát hại sau cuộc thử nghiệm y học trong trại chính. Nơi thứ hai là một tiểu khu cũ của Neuengamme ở Hamburg-Sasel, nơi những phụ nữ Do Thái từ khu ổ chuột Lodz ở Ba Lan bị chuyển đến và buộc phải làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Khu thứ ba nằm bên trong cổng của trại giam Fuhlsbüttel. Các phần của khu phức hợp này từng là trại tập trung cho những người cộng sản, những người chống đối chế độ và nhiều nhóm khác. Khoảng 450 tù nhân đã bị giết ở đó trong thời kỳ cai trị của Đức Quốc xã.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trại tập trung Neuengamme http://offenes-archiv.de/en/ausstellung/selbstbeha... http://media.offenes-archiv.de/caparcona_summary.p... http://neuengamme-ausstellungen.info/ https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/175049... https://www.kz-gedenkstaette-neuengamme.de/ausstel... https://www.kz-gedenkstaette-neuengamme.de/en/curi... https://www.kz-gedenkstaette-neuengamme.de/en/hist... https://www.kz-gedenkstaette-neuengamme.de/en/hist... https://www.kz-gedenkstaette-neuengamme.de/en/hist... https://www.academia.edu/14408985/The_Sinking_of_t...